Đọc bài viết của Hoàng Anh, tôi đồng ý là Đừng làm mẹ cáucó rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bộ phim cũng có chỗ khiến tôi rất khó chịu và không hài lòng với cách xây dựng nhân vật của biên kịch.
Chi tiết tôi muốn nói đến vừa xuất hiện trong tập phát sóng gần đây. Nhân vật Hạnh vốn tạo cảm tình tốt cho tôi và nhiều khán giả, như một người phụ nữ tử tế, thẳng thắn, trong sạch và đầy nghị lực, vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, hình ảnh đó đã bị phá hỏng khi biên kịch đưa vào tình huống Hạnh có thỏa thuận với mẹ người yêu cũ trong quá khứ.
Cô đã hứa hẹn với mẹ Trung, viết giấy cam kết từ bỏ người mình yêu để đổi lấy số tiền 30 triệu đồng. Cho dù sau đó Hạnh có giải thích với Quân rằng cô buộc phải làm điều đó để có tiền chữa bệnh cho Happi nhưng tôi vẫn cho đây là tình huống dở trong kịch bản. Làm như vậy, Hạnh đã bị mất giá nghiêm trọng trong mắt khán giả, hình ảnh tốt đẹp của cô đã bị phá vỡ phần nào, không còn tròn vẹn như trước. Hóa ra Hạnh đã vì tiền mà bán đi tình yêu của mình. Cô hoàn toàn có thể chọn cách khác để vẫn giữ lại tình đầu và cứu con gái cơ mà.
Không biết có khán giả nào nghĩ như tôi không, đó là cảm giác Hạnh không rõ ràng trong chuyện tình cảm. Hạnh biết cô và Trung không đi đến đâu nhưng vẫn đồng ý gặp lại anh, thậm chí có nhiều hành động bật đèn xanh cho Trung quay lại với mình. Dù phân tích cho Trung những yếu tố cản trở họ quay về với nhau nhưng Hạnh lại không dứt khoát mà vẫn tỏ vẻ còn tình cảm với anh.
Trong khi đó, cô chắc chắn nhận ra Quân có tình cảm với mình, thậm chí chấp nhận đi du lịch riêng cùng mẹ con Quân. Hạnh cũng có nhiều cuộc nói chuyện cởi mở với Quân, chia sẻ những bí mật riêng tư của mình, cho thấy cô đã bắt đầu tin tưởng anh. Song Hạnh không cho thấy cô thực sự dành tình cảm với ai mà cảm giác như đang muốn bắt cá hai tay, trêu đùa với chuyện tình cảm của cả Trung và Quân. Diễn xuất của diễn viên Quỳnh Kool chưa đủ "nét" để khán giả thấy rõ tình cảm của mình thực sự đang dành cho người đàn ông nào.
Cũng trong tập phim gần đây, dù theo dõi khá kỹ nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao nhân vật Mai Anh lại biết nơi Quân đi du lịch với mẹ con Hạnh để tìm đến đánh ghen. Chưa kể nhân vật Mai Anh có lẽ được "giao nhiệm vụ" làm người xấu trên phim và cản đường mẹ con Hạnh nên được xây dựng vô lý.
Một cô gái giỏi giang, xinh đẹp và hiểu biết như Mai Anh ngoài đời chắc chắn không dùng những cách hạ đẳng để hại Hạnh như trên phim, càng không cho mình cái quyền ghen tuông trách móc Quân khi anh đi với người khác bởi họ chưa là gì của nhau.
Thêm một tình tiết nữa tôi thấy vô lý, đó là cách xây dựng mối quan hệ của nhân vật Vy và Khôi. Ban đầu họ đến với nhau vì một sự cố trong đêm say và không hề có tình cảm thật sự. Tuy nhiên, dù có ràng buộc bằng hợp đồng hôn nhân đi chăng nữa, tình tiết Khôi nhờ Vy đến khách sạn giải cứu mình khỏi một cô nàng đeo bám cũng rất vô lý. Chưa kể tình tiết Hạnh thấy Vy và cô gái kia ẩu đả trong khách sạn chưa biết sự thể ra sao đã lao vào đánh ghen hộ bạn.
Trong khi bạn Hoàng Anh khen ngợi màn đánh ghen thay con dâu trong Đừng làm mẹ cáu thì tôi lại thấy chi tiết này không ổn. Bà Vân có thể không bằng lòng với việc con trai qua lại với người yêu cũ nhưng chắc chắn sẽ không năm lần bảy lượt thay mặt con dâu dằn mặt Yến.
Đáng lẽ việc này, nếu có, thì phải là Vy ra tay bởi trên danh nghĩa cô vẫn là vợ Khôi. Cho dù cô và Khôi ràng buộc với nhau bằng hợp đồng hôn nhân nhưng một khi Vy đã có tình cảm với Khôi thì sẽ chọn cách "xử lý" Yến để giữ lại cuộc hôn nhân của mình thay vì chỉ lặng lẽ khóc và rút lui bằng cách đẩy nhanh thủ tục ly hôn. Giá như hành động của Vy được biên kịch xây dựng đời hơn sẽ thuyết phục người xem.
![]() | ![]() |
Tình cảm của Quân đã rõ nhưng Hạnh lại chưa rõ ràng.
Đừng làm mẹ cáu chỉ còn 3 tập nữa là khép lại nhưng mối quan hệ của Quân - Hạnh và Trung vẫn lập lờ khó hiểu. Quân đã thể hiện rõ có tình cảm với Hạnh nhưng phía Hạnh lại chưa rõ ràng nên càng khiến khán giả hoang mang. Hy vọng biên kịch và đạo diễn sẽ không chọn cách giải quyết vấn đề bằng những tình huống vội vã chỉ để có một kết phim viên mãn nhưng thiếu thuyết phục.
Tôi rất sợ Đừng làm mẹ cáurơi vào cảnh "đầu voi đuôi chuột" như nhiều bộ phim giờ vàng khác gần đây khiến khán giả hụt hẫng với cái kết nhạt và thiếu hợp lý. Mong bộ phim sẽ có một "happy ending" đúng nghĩa.
Độc giả Linh Chi
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
LTS:Không biết từ bao giờ, nhịp đời trong hẻm nhỏ Sài thành nhẹ nhàng đi vào thơ ca nhạc họa.
Hẻm Sài thành từ những năm 1960 hệt như lời bài hát Xóm đêm: “Đêm khuya ngõ sâu như không màu” và “Hắt hiu vàng ánh điện câu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Đó có thể gọi là khoảng thời gian “đời nghèo mà vui” của người lao động nghèo, dân tứ xứ tìm về nương náu trong những con hẻm nhỏ.
Biến thiên lịch sử khoác lên các con hẻm “hắt hiu” một vòng đời mới: hiện đại, văn minh và nghĩa tình.
Tuyến bài Hẻm nhỏ Sài thành lưu dấu cổ kimcủa VietNamNetgóp nhặt chuyện xưa chuyện nay, nhắc nhớ “đặc sản” hẻm của Sài Gòn - TP.HCM.
Kỳ 1: Chuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm
Kỳ 2: Chuyện khó tin về những gã giang hồ ở khu đất dữ Sài Gòn xưa
Kỳ 3: Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu
Kỳ 4: 5 đứa trẻ nhặt phế liệu và chuyện đau lòng nơi hẻm đường tàu Sài Gòn xưa
Hẻm 2 tên
Khu phố Tây (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) có một hẻm mang 2 tên gọi khác nhau. Một đầu hẻm mang tên 104 Bùi Viện và đầu còn lại là 241 Phạm Ngũ Lão.
Con hẻm này được phân đôi bởi nút giao là một ngã tư ở giữa. Dựa trên sự phân chia tự nhiên đó, hẻm 104 Bùi Viện được tính từ nút giao đến đầu ngõ Bùi Viện và phần ngược lại thuộc hẻm 241 Phạm Ngũ Lão.
Từ những năm 1960, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão được người dân đô thị Sài Gòn xưa biết đến với tên gọi hẻm chợ chiều.
Chị Châu Mỹ Lệ (51 tuổi, ngụ phường Phạm Ngũ Lão) cho biết, hẻm chợ chiều hình thành từ thời ông bà của chị. Ông bà chị Lệ có quê gốc ở Trà Vinh, di tản về hẻm chợ chiều, sống chủ yếu nhờ nghề buôn bán.
Ngoài chị Lệ, bậc cao niên ở khu vực phố Tây khẳng định, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão từng nhộn nhịp người mua kẻ bán, đủ các mặt hàng như hàng ăn uống, thịt cá, rau củ tươi sống…
Ngày đó, con hẻm ngập nước, phải lót ván để đi. Dù nước ngập sâu nhưng các tiểu thương vẫn làm sàn, kê hàng bày bán đông đúc.
“Năm 1980, tôi khoảng 8 tuổi, có nghe cha tôi kể, dù chợ Bến Thành kế bên nhưng bà con thích mua hàng ở hẻm chợ chiều.
Ở đây, hàng hóa bán giá cả phải chăng, còn chợ Bến Thành chủ yếu phục vụ khách du lịch”, chị Mỹ Lệ chia sẻ.
Ngoài ra, hẻm chợ chiều còn một điểm đặc biệt hơn so với những con hẻm khác trong khu vực. Đó là xe tải chở nón lá ở Bình Định thường ghé hẻm để xuống hàng.
Khoảng 2-3h sáng, xe tải vào đến đường Phạm Ngũ Lão, bấm còi liên tục. Nghe tiếng còi báo hiệu, cư dân hẻm chợ thức giấc, những lao động sống bằng nghề vác nón thuê lật đật chạy ra.
Tiền công tính theo số cây nón nên nhiều người tranh thủ, giành nhau khuân vác. Thậm chí, một số còn hỏi dò nhà xe, ra đường Phạm Ngũ Lão đứng chờ cả đêm.
Lâu dần, nhu cầu tiêu dùng nón lá ở TP.HCM giảm xuống, rồi mất hẳn. Hẻm không còn những đêm thức trắng, đón những chuyến xe đầy ắp nón lá của xứ nẫu.
Tấm lòng hào sảng
Từ năm 1990, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tham quan nhiều hơn. Trong đó, Tây balo (du lịch bụi) đổ dồn về khu vực hẻm chợ chiều.
Cư dân hẻm đổi hướng làm ăn, dẹp sạp nghỉ bán, chuyển sang xây dựng khách sạn, quán bar… Hẻm chợ chiều ẩm thấp, ngập nước được cải tạo thành hẻm bê tông, nhà cửa, khách sạn mọc lên như nấm.
Lúc đó, chị Mỹ Lệ tạm nghỉ bán hàng ăn khoảng 1-2 năm, chuyển qua giao rượu bia cho các quán nhậu, bar…
“Đa số tiểu thương nghỉ bán do lớn tuổi hoặc chuyển hướng làm ăn. Hiện tại, hẻm chỉ còn tôi và chị bán bún riêu là người từng bán ở hẻm chợ chiều”, chị Lệ cho biết.
51 năm ở hẻm 241 Phạm Ngũ Lão và 27 năm bán hủ tiếu, hơn ai hết, chị Lệ gắn bó, chứng kiến những đổi thay từng ngày của con hẻm.
Lúc phố Tây hình thành, quán hủ tiếu của chị đông khách hơn, đặc biệt có nhiều thực khách nước ngoài. Mỗi sáng, du khách đổ ra hẻm ăn sáng rất đông đúc, đến trưa họ tỏa đi khắp nơi tham quan.
Đến tối, các hàng quán, bar ở mặt tiền đường Bùi Viện lên đèn hoạt động thì đời sống trong hẻm trở về trạng thái thưa vắng.
Trước dịch Covid-19, một số hộ dân mở dịch vụ giữ xe trong hẻm sâu. Khi dịch bệnh đi qua, phố Tây bớt sôi động, dịch vụ này cũng chết dần.
“Dù không náo nhiệt như trước nhưng vài người có nhà gần đường Bùi Viện vào hẻm ăn sáng, tâm sự với tôi là ngoài đó ồn ào, không ngủ được.
Một số quyết định cho thuê nhà, đến nơi khác sống. Họ tiết lộ tiền đặt cọc thuê nhà trong vài năm đủ để mua một căn nhà nhỏ ở chỗ khác”, chị Mỹ Lệ thông tin.
Theo người dân phố Tây, ở đây rất dễ sống và làm ăn có phần thuận lợi hơn những nơi khác. Dù ở khu trung tâm của TP.HCM lại pha tạp lối sống của khách nước ngoài nhưng bà con sống trọng nghĩa tình.
Gần 30 năm mở quán hủ tiếu, chị Lệ không phải trả một đồng tiền thuê mặt bằng. Đó là chuyện hiếm trong thời buổi tấc đất tấc vàng.
“Nếu không có nghĩa tình, hàng xóm không thương thì tôi đâu được buôn bán cho đến bây giờ”, chị Lệ nói.
Ngoài chị Lệ, những hộ dân khác khẳng định cư dân của hẻm rất đoàn kết. Đặc biệt, tổ trưởng ở đây rất quan tâm, vận động bà con tương trợ lẫn nhau. Người có thu nhập rủng rỉnh thường hỗ trợ, góp tiền giúp các lao động tạm trú, neo đơn.
Đợt đỉnh dịch Covid-19, bà con chia nhau từng bó rau, con cá, ký gạo… Nghe hàng xóm bệnh, họ nhắn tin, gọi điện hỏi han, động viên.
Quý cái tình của cư dân, nhiều khách Tây quyết định thuê trọ, tìm việc làm bám trụ lâu dài ở hẻm. Hàng ngày, họ hỏi han hàng xóm, ngồi cà phê vỉa hè, ăn hủ tiếu, bún riêu…
Giữa đô thị sôi động, nhịp đời ở hẻm chầm chậm trôi qua, cả chủ lẫn khách đều cảm nhận được nghĩa tình bền chặt.
'Dân ở đây hiền không hiền, dữ không dữ nhưng người đàng hoàng mới được vào đây quay phim', người dân sinh sống tại cù lao Nguyễn Kiệu, nơi diễn ra bối cảnh chính phim Bố già nói.
" alt=""/>Hẻm chợ chiều ‘lên đời’ thành phố Tây, cư dân rủng rỉnh tiềnTrước đây, tôi thi thoảng vẫn cho mượn xe, nhưng đa phần chỉ cho họ hàng là chính và họ cũng không đi quá xa. Tôi nghĩ, từ Hà Nội đi Đà Nẵng là chặng đường khá dài, đòi hỏi người lái phải quen với chiếc xe mình chạy. Sự quen thuộc này không chỉ là tạo cảm giác an toàn mà còn để hiểu chiếc xe cần phải sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra ra làm sao.
Cả hai chiếc ô tô đều là phương tiện vợ chồng tôi lái hàng ngày, nên tôi rất chú trọng tới việc kiểm tra và cho khám định kỳ. Trong khi đó, cậu bạn đồng nghiệp cùng cơ quan theo tôi được biết thì mới lấy bằng hồi đầu năm, nhà chưa mua ô tô. Do đó tôi rất sợ cậu ấy thiếu kinh nghiệm. Xe hỏng có thể sửa nhưng nhỡ đâu có vấn đề gì liên quan đến giao thông với bên thứ ba, lúc ấy sẽ thực sự phiền phức.
Nghĩ và đắn đo đến vậy nhưng tôi không biết nên từ chối sao cho cậu ấy hiểu, bởi hàng ngày vẫn chạm mặt nhau ở chỗ làm, sau này thành điều tiếng thì thật buồn. Tôi rất mong có được tư vấn và lời khuyên từ các bạn có nhiều trải nghiệm giống câu chuyện của tôi để có thể tham khảo. Xin cảm ơn!
Độc giả Trần Anh Đức (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Nhà có 2 ô tô, tôi có nên cho bạn mượn 1 chiếc đi chơi lễ